• Đăng nhập
  • Tin tức
  • Hỏi đáp
  • RSS
Banner
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • THÔNG BÁO
  • Giá dịch vụ kỹ thuật
  • Thông tin Y học
  • Văn bản triển khai
  • Tiện ích
  • Tổ chức Y tế
  • Kế hoạch Y tế
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
      • Đảng ủy
      • Ban giám đốc
      • Các phòng chức năng
        • Phòng Kế hoạch tổng hợp
        • Phòng Tổ chức hành chính
        • Phòng Tài chính kế toán
        • Phòng Đào tạo và chỉ đạo tuyến
        • Phòng Điều dưỡng
      • Khoa Cận lâm sàng
        • Khoa Hóa sinh
        • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
        • Khoa thăm dò chức năng
        • Khoa Vi sinh
        • Khoa Dược
        • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
      • Khoa Lâm sàng
        • Khoa Cấp cứu
        • Khoa Da liễu
        • Khoa Gây mê hồi sức
        • Khoa Hồi sức tích cực
        • Khoa Huyết học
        • Khám bệnh
        • Khoa Mắt
        • Khoa Ngoại tổng hợp
        • Khoa Nội tổng hợp
        • Khoa YHCT-PHCN
        • Khoa Răng hàm mặt
        • Khoa Sản
        • Tai mũi họng
        • Khoa Tâm thần kinh
        • Khoa Nhi
        • Sơ sinh
        • Khoa Ngoại chấn thương
        • Khoa Lao
        • Khoa truyền nhiễm
        • Khoa Thận nhân tạo
  • THÔNG BÁO
    • Thư mời thầu
    • Kết quả lựa chọn nhà thầu
    • Tải mẫu hồ sơ mời thầu
  • Giá dịch vụ kỹ thuật
    • Giá dịch vụ kỹ thuật theo yêu cầu
    • Giá Bảo hiểm y tế
  • Thông tin Y học
    • Thành tựu Y học mới
    • Các đề tài nghiên cứu
    • Sinh hoạt khoa học
    • Bản tin Sức khoẻ
    • Y học trên internet
    • Các website Y học
    • Thông tin thuốc
  • Văn bản triển khai
    • Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn
    • Bộ Y tế
    • Trung ương
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
      • Văn bản công khai
    • Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
    • Hội đồng nhân dân
  • Tiện ích
    • Hồ sơ công việc
    • Hòm thư công vụ
    • Tra cứu thuốc
    • Cổng tra cứu sức khỏe toàn dân
    • Đặt lịch hẹn khám
  • Tổ chức Y tế
    • Thông tin tuyển dụng
    • Hệ thống Y tế công lâp
    • Hệ thống Y tế ngoài công lập
  • Kế hoạch Y tế
    • Định hướng quy hoạch
    • Chỉ tiêu kế hoạch
    • Lịch công tác
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Thông tin Y học
  3. Thông tin thuốc
Thứ 5, 08/10/2020 | 16:28
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DÙNG METFORMIN TRỊ TIỂU ĐƯỜNG CẦN LƯU Ý GÌ?

Đọc bài Lưu

Metformin là thuốc uống chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid, là loại thuốc được sử dụng nhiều hiện nay. Metformin không có tác dụng để kích thích giải phóng insulin ở tế bào beta tuyến tụy, vì vậy không gây hạ đường huyết ở người không có bệnh tăng đường huyết. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong một số trường hợp thậm chí có trường hợp không được sử dụng loại thuốc này.

Tác dụng của metformin?

Ở người có bệnh tăng đường huyết, metformin có tác dụng làm giảm đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc dùng thuốc hiệp đồng tác dụng). Metformin làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương khi đói và sau bữa ăn ở người bệnh tăng đường huyết typ II. Thuốc làm tăng sử dụng glucose ở tế bào. Giảm hấp thu glucose ở ruột. Ức chế tổng hợp glucose ở gan.

Để tránh tác dụng phụ về tiêu hóa, nên uống metformin trong bữa ăn.

 

Ngoài tác dụng chống tăng đường huyết, metformin còn có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprotein (thường bị rối loạn ở người tăng đường huyết typ II).

Metformin hấp thu chậm, không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Thức ăn làm giảm và làm chậm sự hấp thu của thuốc.Metformin phân bố nhanh chóng vào các mô và dịch cơ thể và không bị chuyển hóa ở gan.

Nơi thải trừ chủ yếu của metformin là ở ống thận. Sau khi uống, khoảng 90% lượng thuốc đã được hấp thu sẽ thải trừ qua thận trong 24 giờ đầu ở dạng không chuyển hóa. Độ thanh thải metformin qua thận giảm ở người suy thận và người cao tuổi.

Metformin dùng điều trị bệnh tăng đường huyết týp II, khi người bệnh không thể giảm glucose huyết bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần. Có thể phối hợp metformin với một sulfonylure, khi dùng metformin hoặc sulfonylure đơn thuần kém hiệu quả.

Trong khi dùng metformin (hoặc sulfonylure) vẫn phải kết hợp kiêng ăn các loại thức ăn, thức uống có chỉ số làm tăng đường huyết cao và tập thể dục hằng ngày thì mới có hiệu quả.

Trường hợp nào không dùng metformin?

Metformin không dùng trong các trường hợp tăng đường huyết thể ceton acid hoặc tăng đường huyết tiền hôn mê, suy thận hoặc rối loạn chức năng thận (độ thanh thải creatinin dưới 60ml/phút), suy gan, bệnh tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết, hoại thư và người nghiện rượu. Sử dụng đồng thời với các loại nước uống chứa ethanol, kể cả rượu thuốc (có nguy cơ nhiễm acid lactic). Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính; người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương (điều trị tăng đường huyết bằng insulin); người mang thai (điều trị tăng đường huyết bằng insulin); phụ nữ cho con bú; người mẫn cảm với metformin hoặc các thành phần của thuốc thì không được sử dụng metfomin.

Các loại thuốc làm giảm tác dụng của metformin: nifedipin, isoniazid, thuốc lợi tiểu, corticosteroid, acid nicotinic, phenitoin, oestrogen, thuốc tránh thai uống, chế phẩm tuyến giáp.

Các thuốc làm tăng độc tính của metformin là các thuốc thải trừ qua thận như: morphin, amilorid, digoxin, procainamid, quinin, quinidin, triamteren, ranitidin, trimethropim, vancomycin. Cimetidin làm tăng nồng độ đỉnh của metformin trong máu và huyết tương (do đó tránh phối hợp cimetidin với metformin).

Có thể xảy ra hạ đường huyết khi kết hợp với các thuốc hạ đường huyết khác như insulin hoặc sulfonylurea.

Thận trọng khi dùng metformin

Với người cao tuổi không điều trị với liều tối đa metformin, liều bắt đầu và liều duy trì cũng cần dè dặt. Cần kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị và mỗi 90 ngày trong thời gian điều trị. Không dùng metformin cho người cao tuổi có suy giảm chức năng thận.

Dùng metformin dài ngày có nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 (có thể bổ sung bằng cách tiêm vitamin B12).

Tác dụng phụ của metformin: giảm hấp thu vitamin B12, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy, táo bón. Hạ đường huyết khi bữa ăn có rượu hoặc phối hợp với sulfonylure. Do đó cấm uống rượu khi dùng metformin.

Tránh tác dụng phụ về tiêu hóa: nên uống metformin trong bữa ăn (nhai kỹ thức ăn, khi sắp nuốt thì cho viên thuốc vào miệng, nuốt cùng thức ăn đã nhai kỹ là an toàn nhất).

Lưu ý, không được nhai viên thuốc khi uống.


Tác giả: DS. Trần Xuân Thuyết
Nguồn:Suckhoedoisong.vn Copy link
Tags: BVDK , Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn , Bệnh viện Bắc Kạn , 500 giuờng Bắc Kạn , Bệnh viện tỉnh Bắc Kạn , benh vien da khoa , benh vien da khoa bac kan
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết khác

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KHÁM, CHỮA BỆNH

TRIỂN KHAI KỸ THUẬT CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN

TẬP HUẤN THALASSEMIA CHO CÁN BỘ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

HỖ TRỢ, CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG CHO TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ ĐỒN

SỮA MẸ - NGUỒN DINH DƯỠNG TỐT NHẤT CHO TRẺ!

ĐOÀN THANH NIÊN SỞ Y TẾ BẮC KẠN CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG COVID-19

CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT NỘI SOI THỰC QUẢN – DẠ DÀY – TÁ TRÀNG CHO TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BẠCH THÔNG

Video Clip

"BVĐK TỈNH BẮC KẠN" - SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG - Cấp cứu là "Cuộc đua với thời gian" (Số tháng 4/2025)

"BVĐK BẮC KẠN"-SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG-Chuyên mục tháng 3/2025-Ngày Công tác xã hội Việt Nam

Hướng dẫn khai báo y tế nội địa - Vietnam Health Declaration

Video hướng dẫn đăng nhập Hồ sơ công việc qua website bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Hướng dẫn khai báo y tế toàn dân - NCOVI

Khuyến cáo của Bộ Y tế về Phòng chống dịch VĐHH cấp do Vi rút Corona

Các bệnh về mắt

Hỏi đáp

Tư vấn phẫu thuật tia mắt cận thi

Xin Bác sĩ cho biết đôi mắt của chúng ta thường mắc những bệnh gì ạ?

Nhờ các chuyên gia cho em xin lời khuyên để chăm sóc mắt tốt hơn, tránh bị cận thị?

Thư viện ảnh
Khoa Răng hàm mặt

Khoa Răng hàm mặt(12/06/2020)

Phòng Chỉ đạo tuyến

Phòng Chỉ đạo tuyến(10/06/2020)

Khoa Hồi sức cấp cứu

Khoa Hồi sức cấp cứu(10/06/2020)

Khoa Dược

Khoa Dược(10/06/2020)

Khoa Gây mê hồi sức

Khoa Gây mê hồi sức(10/06/2020)

Phòng điều dưỡng

Phòng điều dưỡng(15/06/2018)

Khoa Điều trị tích cực

Khoa Điều trị tích cực(15/06/2018)

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 145
Tháng 07 : 4.320

Đơn vị chủ quản : Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn

Địa chỉ: Tổ dân phố số 4- Phường Huyền Tụng-TP. Bắc Kạn-T. Bắc Kạn

Điện thoại: 0209 3870 324

Email: backan.bvdk@gmail.com