• Đăng nhập
  • Tin tức
  • Hỏi đáp
  • RSS
Banner
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • THÔNG BÁO
  • Thông tin Y học
  • Văn bản triển khai
  • Tiện ích
  • Tổ chức Y tế
  • Kế hoạch Y tế
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
      • Đảng ủy
      • Ban giám đốc
      • Các phòng chức năng
        • Phòng Kế hoạch tổng hợp
        • Phòng Tổ chức hành chính
        • Phòng Tài chính kế toán
        • Phòng Đào tạo và chỉ đạo tuyến
        • Phòng Điều dưỡng
      • Khoa Cận lâm sàng
        • Khoa Hóa sinh
        • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
        • Khoa thăm dò chức năng
        • Khoa Vi sinh
        • Khoa Dược
        • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
      • Khoa Lâm sàng
        • Khoa Cấp cứu
        • Khoa Da liễu
        • Khoa Gây mê hồi sức
        • Khoa Hồi sức tích cực
        • Khoa Huyết học
        • Khám bệnh
        • Khoa Mắt
        • Khoa Ngoại tổng hợp
        • Khoa Nội tổng hợp
        • Khoa YHCT-PHCN
        • Khoa Răng hàm mặt
        • Khoa Sản
        • Tai mũi họng
        • Khoa Tâm thần kinh
        • Khoa Nhi
        • Sơ sinh
        • Khoa Ngoại chấn thương
        • Khoa Lao
        • Khoa truyền nhiễm
        • Khoa Thận nhân tạo
  • THÔNG BÁO
    • Thư mời thầu
    • Kết quả lựa chọn nhà thầu
    • Tải mẫu hồ sơ mời thầu
  • Thông tin Y học
    • Thành tựu Y học mới
    • Các đề tài nghiên cứu
    • Sinh hoạt khoa học
    • Bản tin Sức khoẻ
    • Y học trên internet
    • Các website Y học
    • Thông tin thuốc
  • Văn bản triển khai
    • Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn
    • Bộ Y tế
    • Trung ương
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
      • Văn bản công khai
    • Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
  • Tiện ích
    • Giá dịch vụ kỹ thuật
    • Quản lý phòng khám
    • Hồ sơ công việc
    • Đặt khám Online
    • Tra cứu thuốc
    • Cổng tra cứu sức khỏe toàn dân
  • Tổ chức Y tế
    • Thông tin tuyển dụng
    • Hệ thống Y tế công lâp
    • Hệ thống Y tế ngoài công lập
  • Kế hoạch Y tế
    • Định hướng quy hoạch
    • Chỉ tiêu kế hoạch
    • Lịch công tác
  1. Trang chủ
  2. Thông tin Y học
  3. Thông tin thuốc
Thứ 4, 14/10/2020 | 09:22
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DANH MỤC THUỐC KHÔNG ĐƯỢC NGHIỀN, BẺ, NHAI

Lưu

Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.

I. Những dạng thuốc viên không được nghiền, nhai, bẻ nhỏ khi uống.

Có 6 dạng thuốc sau không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ.

1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài.

Thuốc phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ.

Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

2. Thuốc bao tan trong ruột

Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột.

Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày; hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH=8).

Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.

3. Thuốc ngậm dưới lưỡi

Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.

4. Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc

Là thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

5. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa là thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.

II. Danh mục các thuốc không nên nghiền, bẻ, nhai khi uống của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Nhóm thuốc

Hoạt chất

Biệt dược

Thuốc giải phóng kéo dài

Metformin

Panfor SR

Trimetazidin

Trimpol MR, Vastarel MR

Gliclazid

Pyme Diapro MR

Nifedipin

Cordaflex 20mg

Thuốc bao tan ở ruột

Omeprazole

Kagasdine 20mg

Esomeprazole

Raciper 20mg

Thuốc ung thư

Capecitabin

Kpec 500mg

Letrozol

Letrozsun 2,5mg

Thuốc rất đắng, mùi khó chịu, kích ứng đường tiêu hóa mạnh

Ciprofloxacin

Scanax 500

Phenoxy methylpenicilin

Penicilin V kali 400.000 IU 400.000UI

 


Tác giả: Nguyễn Diệu Mai - Khoa Dược
Nguồn:Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn Copy link
Tags: BVDK , Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn , Bệnh viện Bắc Kạn , 500 giuờng Bắc Kạn , Bệnh viện tỉnh Bắc Kạn , benh vien da khoa , benh vien da khoa bac kan
Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 17 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết khác

DÙNG METFORMIN TRỊ TIỂU ĐƯỜNG CẦN LƯU Ý GÌ?

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KHÁM, CHỮA BỆNH

TRIỂN KHAI KỸ THUẬT CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN

TẬP HUẤN THALASSEMIA CHO CÁN BỘ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

HỖ TRỢ, CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG CHO TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ ĐỒN

SỮA MẸ - NGUỒN DINH DƯỠNG TỐT NHẤT CHO TRẺ!

ĐOÀN THANH NIÊN SỞ Y TẾ BẮC KẠN CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG COVID-19

Video Clip

Phim tài liệu: Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký

Hướng dẫn khai báo y tế nội địa - Vietnam Health Declaration

Video hướng dẫn đăng nhập Hồ sơ công việc qua website bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Hướng dẫn khai báo y tế toàn dân - NCOVI

Khuyến cáo của Bộ Y tế về Phòng chống dịch VĐHH cấp do Vi rút Corona

Các bệnh về mắt

Hỏi đáp

Tư vấn phẫu thuật tia mắt cận thi

Xin Bác sĩ cho biết đôi mắt của chúng ta thường mắc những bệnh gì ạ?

Nhờ các chuyên gia cho em xin lời khuyên để chăm sóc mắt tốt hơn, tránh bị cận thị?

Thư viện ảnh
Khoa Răng hàm mặt

Khoa Răng hàm mặt(12/06/2020)

Phòng Chỉ đạo tuyến

Phòng Chỉ đạo tuyến(10/06/2020)

Khoa Hồi sức cấp cứu

Khoa Hồi sức cấp cứu(10/06/2020)

Khoa Dược

Khoa Dược(10/06/2020)

Khoa Gây mê hồi sức

Khoa Gây mê hồi sức(10/06/2020)

Phòng điều dưỡng

Phòng điều dưỡng(15/06/2018)

Khoa Điều trị tích cực

Khoa Điều trị tích cực(15/06/2018)

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 03 : 1

Đơn vị chủ quản : Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ: Tổ 12- Phường Minh Khai-TP. Bắc Kạn-T. Bắc Kạn

Điện thoại: 0966631919

Email: backan.bvdk@gmail.com