DANH MỤC THUỐC CẦN CHIA LIỀU KHI SỬ DỤNG
Nhóm thuốc | Hoạt chất | Tên thuốc | Liều dùng, cách dùng |
Thuốc nhỏ mắt
| Indomethacin | Indocollyre 0,1%/5ml | -Ức chế co đồng tử trong phẫu thuật 4 giọt vào ngày trước khi mổ, 4 giọt trong vòng 3 giờ trước khi mổ. |
Levofloxacin | Cravit | Nhỏ 1 giọt x 3 lần/ngày. Chỉnh liều theo triệu chứng bệnh. | |
Neomycin + polymyxin B + dexamethason | Mepoly | - Mắt, mũi: Ðiều trị tấn công: 1-2 giọt x 1 lần mỗi 2 giờ. Ðiều trị duy trì: 1-2 giọt x 1 lần mỗi 4-6 giờ. | |
Polyethylen glycol +Propylen glycol | Novotane ultra | Mỗi lần người bệnh nhỏ từ 1 đến 2 giọt vào mỗi mắt bị bệnh tùy theo nhu cầu. | |
Ofloxacin | Oflovid | - Thuốc mỡ tra: Tra một lượng thuốc vừa đủ vào mắt, 3lần/ngày. | |
Tobramycin + Dexamethasone | TOBRADEX | Nhỏ 1 - 2 giọt/4 - 6 giờ. Trong 24 - 48 giờ đầu: có thể 1 - 2 giọt/2 giờ | |
Moxifloxacin + Dexamethason | VIGADEXA | Nhiễm khuẩn mắt: 1 giọt x 4 lần/ngày x 7 ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phòng ngừa viêm & nhiễm khuẩn sau phẫu thuật mắt: 1 giọt x 4 lần/ngày vào bên mắt phẫu thuật, bắt đầu 1 ngày trước phẫu thuật & kéo dài thêm 15 ngày sau phẫu thuật (phẫu thuật đục thủy tinh thể: nhỏ thuốc ngay sau khi phẫu thuật xong, khúc xạ bằng LASIK: nhỏ thuốc trong vòng 15 phút sau khi phẫu thuật). | |
Thuốc bôi ngoài da | Clobetasol propionat | Benate | Bôi một lớp mỏng lên vùng da bệnh, 1-2 lần/ngày, chà xát nhẹ nhàng |
Betamethason dipropionat + Clotrimazol + Gentamicin | Genpharmason | Thoa 1 lượng kem vừa đủ nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh 2 lần/ngày, sáng & tối. Nên thoa thuốc đều đặn. | |
Fusidic acid | Vedanal Fort | Thoa Fucidin lên vùng thương tổn 2-3 lần/ngày, thường dùng trong 7 ngày, ngoại trừ điều trị trứng cá, thời gian điều trị cần lâu hơn tùy theo bản chất của bệnh này. Có thể băng hoặc không băng vùng thương tổn | |
Miconazol | Micomedil | Thoa lượng kem vừa đủ lên vùng cơ thể bị nấm 2 lần/ngày (nấm chân, nấm thân & bệnh da do Candida), 1 lần/ngày (lang ben). Nên điều trị kéo dài đến 2 tuần (nấm bẹn, nấm thân & Candida), 1 tháng (nấm chân) để tránh tái phát. Nếu không cải thiện sau 1 tháng cần xem lại chẩn đoán. | |
Thuốc gây tê, gây mê | Propofol | Propofol-Lipuro 1% | Khởi mê: |
Sevofluran | SEAOFLURA 250ml | Nên dùng bình bốc hơi được chuẩn hoá đặc biệt. Giá trị MAC giảm theo tuổi và giảm nếu thêm N2O. | |
Isofluran | ISIFLURA 100ml | Ðể có thể kiểm soát chặt chẽ các nồng độ chính xác của Isoflurane, cần sử dụng đúng các bình bốc hơi đã được thiết kế đặc thù cho Isoflurane. | |
Thuốc Insulin tiêm | Insulin tác dụng chậm, kéo dài (Slow-acting, Long-acting) | Glaritus 100IU/ml | Vì thuốc có tác động kéo dài, có thể tiêm Insulin glargine mỗi ngày một lần vào bất cứ lúc nào, nhưng hàng ngày nên tiêm vào một giờ nhất định Insulin glargine được tiêm dưới da. Trong một vùng tiêm nhất định, mỗi lần tiêm nên chọn một vị trí tiêm khác nhau. Vì thời gian tác động kéo dài lệ thuộc việc tiêm dưới da, Insulin glargine không được dùng để tiêm tĩnh mạch vì có thể gây hạ đường huyết nặng. |
Insulin tác dụng trung bình, trung gian (Medium-acting, Intermediate-acting) | INSUNOVA - N (NPH) 100IU/ml | Liều khởi đầu thông thường ở người lớn vào khoảng 20 - 40 đơn vị quốc tế (IU) /ngày, tăng dần khoảng 2 IU/ngày cho đến khi đạt được nồng độ glucose máu mong muốn. Tổng liều mỗi ngày vượt quá 80 IU/ngày là bất thường và có thể nghĩ đến kháng insulin - Liều dùng ở người cao tuổi: Những bệnh nhân này được khuyến cáo tiêm 2 lần insulin/ngày. | |
Insulin tác dụng nhanh, ngắn (Fast-acting, Short-acting) | Insunova - R (Regular) 1.000UI/10ml | Nhu cầu insulin trung bình hàng ngày trong điều trị bệnh đái tháo đường thay đổi từ 0,5 cho đến trên 1,0 UI/kg cân nặng, phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân. Thuốc tác dụng nhanh và thường được dùng kết hợp với insulin tác dụng vừa hay insulin tác dụng kéo dài. | |
Wosulin-R 40IU/ml | |||
Insulin trộn, hỗn hợp (Mixtard-acting, Dual-acting) | Mixtard 30 | Thuốc tác dụng nhanh và thường được dùng kết hợp với insulin tác dụng vừa hay insulin tác dụng kéo dài. | |
Thuốc xịt hen | Budesonid | Benita 64mcg/liều xịt x 120 liều | Người lớn và trẻ em > 6 tuổi: Khởi đầu 256 mcg/ngày. Sử dụng 1 lần vào buổi sáng (128 mcg mỗi bên mũi) hoặc chia đều sáng và tối (64 mcg mỗi bên mũi vào buổi sáng và tối). Khi đạt được hiệu quả, giảm liều xuống thấp nhất mà vẫn kiểm soát được triệu chứng |
Salmeterol+Fluticasone | FORAIR 250 25mcg+250mcg | Người lớn & thanh thiếu niên ≥ 12 tuổi.: 2 nhát xịt Trẻ ≥ 4 tuổi.: 2 nhát xịt Hít qua miệng. Dùng thường xuyên để đạt lợi ích tối ưu, ngay khi không có triệu chứng. | |
Salmeterol+ fluticason propionat | Seretide 25/250mcg | Người lớn & thanh thiếu niên ≥ 12 tuổi.: 2 nhát xịt Trẻ ≥ 4 tuổi.: 2 nhát xịt Hít qua miệng. Dùng thường xuyên để đạt lợi ích tối ưu, ngay khi không có triệu chứng. | |
Thuốc khác | Calci carbonat + vitamin D3 | Hỗn dịch Greenkids (625mg+ 125 IU)/5ml x 60ml | Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị loãng xương: 2500 – 7500 mg/ngày chia 2 – 4 liều. Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị giảm canxi máu: 900 – 2500 mg/ngày uống chia 2 – 4 liều. Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa: 300 – 8000 mg/ngày chia 2 – 4 liều. Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị lóet tá tràng: 1250 – 3750 mg/ngày chia thành 2 – 4 lần |
Mỗi chai 100 ml chứa dịch chiết hỗn họp dược liệu tương ứng với: Bạch truật 8 g; Cam thảo 4 g; Liên nhục 8 g; Đảng sâm 8 g; Phục linh 12 g; Hoài sơn 8 g; Ý dĩ 12 g; Mạch nha 12 g; Sơn tra 4 g; Thần khúc 12 g; Phấn hoa 4 g; Cao xương hỗn họp 3 g | Bổ tỳ dưỡng cốt Thái Dương t 8g + 4g + 8g + 8g + 12g + 8g + 12 g + 12g + 4g + 12g + 4g + 3g | Ngày uống hai lần: -Trẻ em 6 tháng tuổi – 3 tuổi ,mỗi lần uống 2 thìa cafe (10ml). -Trẻ em từ 4 – 12 tuổi mỗi lần uống 2 – 3 thìa cafe (15ml). - Người lớn mỗi lần 4 thìa cafe (20 ml). Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống | |
Bột bèo hoa dâu | Mediphylamin 3g/100ml | Trẻ em ngày 2 lần, mỗi lần 5-10 ml. Người lớn: ngày 2 lần mỗi lần từ 10-20ml. | |
Cát cánh, Kinh giới, Tử uyển, Bách bộ, Hạnh nhân, Cam thảo, Trần bì, Mạch môn | Thuốc ho thảo dược 6g; 10g; 10g; 10g; 10g; 8g; 8g;10g. | -Trẻ em từ 1 – 5 tuổi: Uống 5 ml/lần x 2 -3 lần/ ngày. -Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Uống 10 ml/lần x 2 – 3 lần/ ngày. -Từ 12 tuổi trở lên: Uống 15 ml/lần x 2 – 3 lần /ngày. |
1) Berodual
*Hoạt chất :
- Fenoterol
*Chỉ định :
- Phòng ngừa và điều trị khó thở trong hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh phế quản-phổi do co thắt hay do quá mẫn cảm mạn tính ở phế quản.
*Liều dùng và cách dùng :
- Lọ bơm xịt định liều : Phòng ngừa và điều trị ngắt quãng dài hạn: 1 -2 liều xịt, nhiều lần /ngày. Trung bình: 1 -2 liều, 3 lần/ngày. Cơn khó thở sắp xảy ra: 2 liều xịt Nếu cần, sau 5 phút thêm 2 liều, sau đó ít nhất 2 giờ mới dùng lại.
- Dung dịch xông khí dung: Người lớn và trẻ em > 14 tuổi: Khởi đầu 20- 30 giọt (1 - 1,5 ml) dung dịch Berodual; trường hợp nặng: tăng liều đến 50 giọt (2,5 ml); trường hợp đặc biệt nặng: tăng liều đến 80 giọt (4 ml).
- Trẻ em 6- 14 tuôi (22- 24 kg thể trọng): Khởi đầu 10- 20 giọt (0,5- 1 ml); trường hợp nặng: tăng liều đến 40 giọt (2 ml); trường hợp đặc biệt nặng: tăng liều đến 60 giọt (3 ml) Trẻ em 2- 6tuổi (dưới 22 kg thể trọng): 10 giọt (0,5 ml).
*Tác dụng phụ :
- Thường gặp run cơ, tình trạng kích động, nhức đầu; nhịp tim nhanh, đánh trống ngực; ù tai.
- ÍT gặp giảm kali huyết nặng (với liều cao); ho, kích ứng tại chỗ, co thắt phế quản nghịch lý (khi dùng hít); giảm huyết áp tâm trương, tăng huyết áp tâm thu, loạn nhịp tim (với liều cao); buồn nôn, nôn; nhược cơ, đau cơ, co cứng cơ; toát mồ hôi.
- Hiếm gặp phản ứng da, dị ứng.
*Chống chỉ định :
- Quá mẫn với fenoterol hydrobromid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phì đại cơ tim có tắc nghẽn; loạn nhịp tim nhanh.
*Thận trọng :
- Phải thận trọng dùng fenoterol với liều thấp hơn và theo dõi chặt chẽ người bệnh đang có (hoặc dễ bị) tăng nhãn áp góc đóng, người mắc bệnh tim mạch (ví dụ: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy cơ tim, loạn nhịp tim), người uống digitalis hoặc thuốc lợi tiểu (thuốc chủ vận chọn lọc β2 dễ gây hoặc làm nặng thêm loạn nhịp tim đang có, do tác dụng trực tiếp làm tăng nhịp tim hoặc do gây hạ kali huyết).
- Cần sử dụng thận trọng, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cần lưu ý đến tác dụng gây co thắt tử cung của thuốc chủ vận β2. Fenoterol có bài tiết trong sữa, cần sử dụng thận trọng thuốc này ở người đang cho con bú.
*Tương tác thuốc :
- Các thuốc chẹn β2 - adrenergic ức chế tác dụng giãn phế quản của thuốc chủ vận beta2 chọn lọc, do đó tránh dùng đồng thời fenoterol với thuốc chẹn β.
- Không dùng đồng thời fenoterol với các thuốc kích thích β - adrenergic khác hoặc các amin tác dụng giống thần kinh giao cảm (ví dụ: ephedrin) vì có thể làm tăng ADR và độc tính.
2 ) Latoxol
*THÀNH PHẦN :
Ambroxol hydroclorid 360 mg
*DẠNG BÀO CHẾ : Siro
*QUY CÁCH ĐÓNG GÓI : Hộp 1 chai 60 ml
*CHỈ ĐỊNH :
Thuốc tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các trường hợp:
- Các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen.
- Các bệnh nhân sau mổ và cấp cứu để phòng các biến chứng ở phổi.
*CHỐNG CHỈ ĐỊNH :
- Người bệnh đã biết quá mẫn với ambroxol.
- Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
*LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG :
Uống sau khi ăn.
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 5 ml/ lần x 2 - 3 lần/ngày.
- Trẻ em 5 - 10 tuổi: 2,5 ml/ lần x 2 - 3 lần/ ngày.
*TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN :
- Ít gặp: Dị ứng, chủ yếu phát ban.
- Hiếm gặp: Phản ứng kiểu phản vệ cấp tính, nặng, nhưng chưa chắc chắn là có liên quan đến ambroxol, miệng khô, và tăng các transaminase.
*HẠN DÙNG : 24 tháng kể từ ngày sản xuất
3) NUTROPLEX
*THÀNH PHẦN :
Mỗi 5 ml (1 muỗng cà phê) chứa:
Vitamin A 2500 đơn vị USP, Vitamin D 200 đơn vị USP, Thiamine HCl (Vitamin B1) 10 mg, Riboflavine (Vitamin B2) 1,25 mg, Niacinamide (Vitamin B3) 12,5 mg, Pyridoxine HCl (Vitamin B6) 5 mg, Cyanocobalamine (Vitamin B12) 50 mcg, Sắt nguyên tố (dưới dạng sulfate sắt) 15 mg, Calcium Glycerophosphate 12,5 mg, Magnesium Gluconate 4 mg, L-Lysine 12,5 mg
*TÁ DƯỢC:
Sorbitol Solution, Glycerin, Sucrose, Tragacanth, Carrageenan, Citric Acid, Sodium Citrate, Sodium Benzoate, Butylated Hydroxyanisole, Edetate Disodium, Propylene Glycol, Polyoxyl 40 Hydrogenated Castor Oil, Saccharin Sodium, Caramen, Hương Cam vừa đủ.
*TRÌNH BÀY
Hộp một chai 30 ml, 60 ml và 120 ml.
*CHỈ ĐỊNH :
NUTROPLEX® là một chế phẩm bổ sung hỗ trợ cho nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày, giúp phòng ngừa và hiệu chỉnh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. NUTROPLEX® cũng được chỉ định trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt.
*LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG :
Uống một lần mỗi ngày : Dưới một tuổi : 2,5 ml (1/2 muỗng cà phê)
-Từ 1-12 tuổi: 5 ml (1 muỗng cà phê)
-Trên 12 tuổi: 10 ml (2 muỗng cà phê)
*CHỐNG CHỈ ĐỊNH :
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Thừa vitamin A. Tăng calci máu. Nhiễm độc vitamin D. Bệnh gan nặng. Loét dạ dày tiến triển. U ác tính. Cơ địa dị ứng. Bệnh mô nhiễm sắt.
*THẬN TRỌNG :
Cần tính toán lượng vitamin A và D khi sử dụng NUTROPLEX® đồng thời với các thuốc khác có chứa vitamin A và D để tránh quá liều. Bệnh sarcoid (u hạt) hoặc thiểu năng cận giáp (có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D). Suy chức năng thận. Sỏi thận. Bệnh tim. Xơ vữa động mạch. Người có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi, viêm loét ruột kết mạn. Không nên dùng quá 5.000 đơn vị vitamin A/ngày cho phụ nữ có thai và cho con bú.
*TÁC DỤNG PHỤ :
Khi sử dụng theo liều đề nghị không thấy có tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng vitamin a liều cao dài ngày hoặc uống một liều rất cao. Cường vitamin d có thể xảy ra nếu dùng liều cao cấp thời hoặc kéo dài hoặc tăng đáp ứng với liều bình thường của vitamin d, sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci (yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt). Có thể xảy ra buồn nôn, chán ăn, ngứa, đỏ bừng mặt và cổ nếu dùng niacinamid với liều cao. Xin thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
* QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ :
-Ngộ độc mãn tính : dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc. Các triệu chứng đặc trưng là: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan-lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô giòn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, tăng can-xi huyết, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp. Ở trẻ em, ngộ độc mãn tính còn có thể có các triệu chứng như tăng áp lực nội sọ, phù gai thị, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Ngộ độc cấp: Uống vitamin A liều rất cao có thể dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, tiêu chảy. Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống từ sáu đến 24 giờ.
-Xử trí: phải ngừng dùng thuốc. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
* TƯƠNG TÁC THUỐC :
Dùng vitamin A và isotretinoin đồng thời có thể dẫn đến tình trạng vitamin A quá liều. Vì vậy, tránh dùng đồng thời hai thuốc này. Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột. Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì nó cản trở tác dụng của vitamin D. Không nên dùng đồng thời niacinamid với carbamazepin vì gây tăng nồng độ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính. Tránh dùng phối hợp sắt với oflaxacin, ciprofloxacin hay norfloxacin. Dùng đồng thời sắt và các tetracycline làm giảm sự hấp thu của cả hai loại thuốc.
* BẢO QUẢN :
Bảo quản trong chai đậy kín, ở nhiệt độ không quá 30°C.
* NHÀ SẢN XUẤT
AMHERST LABORATORIES, INC
4) Propoffol
*Tên quốc tế : Propofol.
*Loại thuốc : Thuốc mê, thuốc an thần.
*Dạng thuốc và hàm lượng : Nhũ dịch propofol (Diprivan) để tiêm là một nhũ dịch vô khuẩn, không gây sốt, chứa 10 mg/ml propofol, thích hợp để dùng đường tĩnh mạch. Cùng với thành phần có hoạt tính, propofol, chế phẩm còn chứa dầu đậu tương, glycerol, lecithin từ trứng và dinatri edetat; với natri hydroxyd để điều chỉnh pH. Nhũ dịch tiêm propofol đẳng trương, có pH 7 - 8,5. Thuốc dưới dạng ống tiêm 20 ml, lọ chứa dung dịch tiêm truyền 50 ml hoặc 100 ml, và những bơm tiêm có sẵn 50 ml chứa 10 mg/ml propofol.
*Tác dụng :
- Nhũ dịch propofol để tiêm là một thuốc gây ngủ an thần dùng đường tĩnh mạch để khởi mê và duy trì trạng thái mê hoặc an thần. Tiêm tĩnh mạch một liều điều trị propofol gây ngủ nhanh (kích thích tối thiểu) thường trong vòng 40 giây kể từ lúc bắt đầu tiêm. Cũng như những thuốc gây mê tĩnh mạch tác dụng nhanh khác, nửa đời cân bằng máu - não xấp xỉ 1 đến 3 phút, và điều này được coi là sự khởi mê nhanh.
- -Tác dụng của propofol trên huyết động thay đổi trong khởi mê. Nếu duy trì thông khí tự nhiên, tác dụng trên tim mạch chủ yếu là giảm huyết áp động mạch, với thay đổi ít hoặc không thay đổi tần số tim và không giảm đáng kể cung lượng tim. Nếu thông khí hỗ trợ hoặc điều khiển (thông khí áp lực dương) mức độ và tỷ lệ giảm cung lượng tim tăng rõ rệt hơn. Việc dùng thêm một thuốc opioid có tác dụng mạnh (ví dụ, fentanyl) làm thuốc tiền mê sẽ làm giảm hơn nữa cung lượng tim và lực điều khiển hô hấp.
- -Nếu tiếp tục gây mê bằng tiêm truyền propofol, sự kích thích do đặt ống nội khí quản và phẫu thuật có thể làm huyết áp động mạch trở về bình thường. -Tuy nhiên cung lượng tim có thể vẫn bị giảm. Hiếm thấy sự liên quan giữa propofol với mức tăng histamin huyết tương.
- -Khởi mê bằng propofol thường kèm theo ngừng thở ở cả người lớn và trẻ em. Trong duy trì mê, propofol gây giảm thông khí, thường kết hợp với tăng áp suất carbon dioxyd, có thể rõ rệt tùy thuộc tốc độ cho thuốc và những thuốc khác dùng đồng thời (ví dụ thuốc opioid, thuốc an thần v.v.).
*Chỉ định :
- Có thể dùng nhũ dịch tiêm propofol để khởi mê và/hoặc duy trì mê, như là một phần của kỹ thuật gây mê phối hợp trong phẫu thuật ở người bệnh nội trú và ngoại trú, người lớn và trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
- Có thể dùng nhũ dịch propofol, tiêm tĩnh mạch theo như chỉ dẫn, để gây và duy trì an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor, trong quá trình làm thủ thuật chẩn đoán ở người lớn. Cũng có thể dùng thuốc này để gây và duy trì an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor, kết hợp với gây tê cục bộ hoặc gây tê vùng ở những người bệnh được phẫu thuật.
- Chỉ được dùng nhũ dịch tiêm propofol cho những người lớn được đặt ống nội khí quản, thông khí bằng máy ở đơn vị điều trị tích cực, để gây và duy trì vô cảm liên tục và kiểm soát những phản ứng stress. Trong điều kiện đó, chỉ những người có kinh nghiệm điều trị những người bệnh hồi sức cấp cứu và đã được huấn luyện về phương pháp hồi sức tim mạch và xử lý về hô hấp mới được tiêm thuốc cho người bệnh. Propofol có tác dụng chống nôn trong thời kỳ sau phẫu thuật.
*Chống chỉ định :
- Ðã biết có mẫn cảm với nhũ dịch propofol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Propofol không được khuyến cáo dùng trong sản khoa, bao gồm cả mổ lấy thai. Thuốc qua nhau thai và như các thuốc mê khác, propofol có thể gây suy sụp ở trẻ sơ sinh.
- Propofol không được khuyến cáo dùng để gây mê cho trẻ em dưới 3 tuổi, an thần cho trẻ em ở đơn nguyên tăng cường chăm sóc vì các phản ứng phụ về tim như loạn nhịp chậm, suy cơ tim tuần tiến và tử vong.
- Người bị bệnh tim (phân số tống máu dưới 50%) hoặc phổi nặng vì propofol có thể gây các đáp ứng tim mạch phụ nặng hơn.
- Propofol không được dùng trong liệu pháp sốc điện gây co giật.
- Người bệnh quá mẫn với propofol hoặc 1 thành phần của chế phẩm này.
- Người bệnh có bệnh tim nặng (phân số tống máu dưới 50%) hoặc bệnh hô hấp, vì propofol có thể gây những tác dụng không mong muốn về tim mạch nặng hơn.
- Người bệnh có tiền sử động kinh hoặc co giật.
- Người bệnh có tăng áp lực nội sọ hoặc suy tuần hoàn não, vì có thể xảy ra giảm đáng kể huyết áp động mạch trung bình và tiếp đó giảm áp lực tưới máu não.
- Người bệnh có tăng lipid - huyết, thể hiện ở tăng nồng độ triglycerid huyết thanh hoặc huyết thanh đục.
- Người bệnh hạ huyết áp, giảm lưu lượng tuần hoàn hoặc không ổn định về huyết động.
- Người bệnh có bệnh porphyrin.
*Thận trọng :
- Propofol phải dùng thận trọng đối với người bị giảm thể dịch, động kinh, rối loạn chuyển hóa lipid và người cao tuổi, ở người bệnh cao tuổi, hoặc người bệnh suy nhược, không được tiêm nhanh một liều hoặc những liều nhắc lại) trong khi gây mê, hoặc khi gây an thần vô cảm có theo dõi, để giảm thiểu tác dụng không mong muốn ức chế tim - hô hấp.
- Phải dùng liều khởi mê thấp và truyền chậm hơn để duy trì mê ở người bệnh cao tuổi, hoặc suy nhược. Phải theo dõi người bệnh liên tục về những dấu hiệu sớm của hạ huyết áp và/hoặc chậm nhịp tim. Thường xảy ra ngừng thở trong khi khởi mê và ngừng thở có thể kéo dài trong hơn 60 giây, do đó đòi hỏi phải thông khí hỗ trợ.
- Khi sử dụng nhũ dịch tiêm propofol cho người bệnh động kinh, có thể có nguy cơ xảy ra cơn động kinh trong giai đoạn hồi tỉnh. Người bệnh động kinh phải được điều trị tốt trước khi gây mê.
- Trong một số trường hợp dùng nhũ dịch tiêm propofol đã thấy xảy ra chứng rung giật cơ chung quanh thời kỳ phẫu thuật nhưng hiếm có co giật và tư thế người ưỡn cong.Ngừng thuốc đột ngột có thể làm người bệnh tỉnh quá nhanh, bồn chồn, và kích động.Khi dùng cho người tăng áp lực nội sọ, propofol phải cho chậm để tránh giảm mạnh huyết áp trung bình và kết quả là giảm áp lực tưới máu não.
- Thời kỳ mang thai Propofol có thể qua nhau thai và gây sự ức chế đối với thai.
- Thời kỳ cho con bú : có thông báo là propofol bài tiết qua sữa nhưng tác dụng do lượng nhỏ propofol được hấp thụ khi trẻ bú chưa được biết rõ. Chống chỉ định thuốc này đối với người mẹ cho con bú.
*Tác dụng phụ thường gặp :
- Chóng mặt, sốt, nhức đầu, cơn động kinh với tư thế người ưỡn cong.
- Hạ huyết áp, nhịp tim chậm.
- Ngừng thở, ho, nhiễm toan hô hấp.
- Buồn nôn, nôn, co cứng cơ bụng.
- Co giật cơ.
- Tăng lipid huyết.
*Xử trí : Nếu xảy ra hạ huyết áp và hoặc nhịp tim chậm, điều trị bao gồm tăng tốc độ truyền dịch tĩnh mạch, nâng cao chi dưới, dùng các thuốc nâng huyết áp, hoặc dùng atropin.Có thể giảm tối thiểu đau cục bộ nhất thời ở nơi tiêm nhũ dịch propofol nếu sử dụng những tĩnh mạch lớn ở cẳng tay. Cũng có thể giảm đau khi tiêm tĩnh mạch propofol bằng cách tiêm tĩnh mạch trước đó lidocain (1 ml dung dịch 1%).Không được ngừng đột ngột tiêm tĩnh mạch nhũ dịch propofol.
*Liều lượng và cách dùng :
- Xác định liều lượng và tốc độ tiêm truyền thuốc cho từng cá nhân để đạt được tác dụng mong muốn, tùy theo những yếu tố có liên quan về lâm sàng, bao gồm sự tiền mê và các thuốc dùng đồng thời, tuổi, phân loại về thể chất và mức độ suy nhược của người bệnh. Propofol có 2 loại nhũ dịch 1% và 2%. Loại 1% có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền, loại 2% chỉ dùng để tiêm truyền.
- Khởi mê :
- Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: 40 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (2 đến 2,5 mg/kg).
- Người bệnh cao tuổi, hoặc suy yếu: 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (1 đến 1,5 mg/kg).
- Gây mê cho người bệnh tim: 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (0,5 đến 1,5 mg/kg).
- Người bệnh phẫu thuật thần kinh: 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (1 đến 2 mg/kg).
- Trẻ em khỏe mạnh từ 3 tuổi trở lên: 2,5 đến 3,5mg/kg, tiêm tĩnh mạch trong 20 - 30 giây.
- Duy trì mê, truyền tĩnh mạch :
- Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: 100 đến 200 microgam/kg/phút (6 đến 12 mg/kg/giờ).
- Người bệnh cao tuổi hoặc suy yếu: 50 đến 100 microgam/kg/phút (3 đến 6 mg/kg/giờ).
- Gây mê người bệnh tim, đa số người bệnh cần :
- Nếu dùng nhũ dịch tiêm propofol là thuốc chủ yếu, có bổ sung opioid là thuốc thứ yếu, thì tốc độ truyền propofol là 100 - 105 microgam/kg/phút.
- Nếu dùng opioid là thuốc chủ yếu, thì dùng liều thấp nhũ dịch propofol 50 - 100 microgam/kg/phút.
- Người bệnh phẫu thuật thần kinh: 100 đến 200 microgam/kg/phút (6 đến 12 mg/kg/giờ).
- Trẻ em khỏe mạnh, từ 3 tuổi trở lên: 125 đến 300 microgam/kg/phút (7,5 đến 18 mg/kg/giờ).
- Duy trì mê - tiêm tĩnh mạch cách quãng : người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi gia tăng từ 20 đến 50 mg khi cần thiết.
- Gây an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor : người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi thì áp dụng kỹ thuật tiêm truyền chậm hoặc tiêm chậm để tránh ngừng thở hoặc hạ huyết áp. Phần lớn người bệnh cần tiêm truyền tĩnh mạch từ 100 đến 150 microgam/kg/phút (6 đến 9 mg/kg/giờ) trong 3 đến 5 phút; hoặc tiêm chậm tĩnh mạch 0,5 mg/kg trong 3 đến 5 phút, và tiếp ngay sau đó tiêm truyền để duy trì.
*Bảo quản :
- Khi có oxygen, propofol bị thoái biến do bị oxy - hóa, và do đó được đóng gói trong khí nitrogen.
- Bảo quản ở nhiệt độ từ 4 – 220C. Không để thuốc đóng băng; tránh ánh sáng; lắc kỹ trước khi dùng.
*Quá liều và xử trí :
Nếu xảy ra quá liều, phải ngay lập tức ngừng tiêm propofol. Quá liều có thể gây ức chế tim - hô hấp, cần điều trị bằng thông khí nhân tạo với oxy. Sự ức chế tim mạch đòi hỏi phải đặt người bệnh ở tư thế chân nâng cao, tăng tốc độ truyền tĩnh mạch, dùng thuốc nâng huyết áp và/hoặc những thuốc chống tiết cholin.