1. Giới thiệu chung

Tên khoa, phòng:  Đơn nguyên sơ sinh

Điện thoại: 02093878066

Địa điểm làm việc: Đơn nguyên sơ sinh, tầng 5, nhà B, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn ( Tổ 12, Phường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn).

Lãnh đạo hiện nay: BSCKI. Nguyễn Đình Bạch, Phó trưởng khoa Nhi phụ trách Đơn nguyên sơ sinh.

Phó trưởng khoa phụ trách: BSCKI. Nguyễn Đình Bạch
Điều dưỡng phụ trách:  Bùi Thị Thu Thủy

 

Tập thể cán bộ Khoa

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

 

2. Cơ cấu tổ chức:

2.1. Sơ lược quá trình phát triển:

Đơn nguyên sơ sinh là một trong các khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa Tỉnh, nằm trong khuôn viên Bệnh viện, được bố trí tại tầng 5 khu nhà B ( 9 tầng)

Được tách ra  từ khoa Nhi  tháng 01/2017,   với tổng số 14 cán bộ (trong đó 03 điều dưỡng hợp đồng). Có: 04 bác sỹ ( 01 bác sỹ chuyên khoa I, 03 bác sỹ đa khoa), 02 cử nhân điều dưỡng, 03 điều dưỡng cao đẳng, 04 điều dưỡng trung cấp và 01 hộ lý hợp đồng.

Là đơn vị khám chữa bệnh chuyên sâu tuyến cao nhất của tỉnh về sơ sinh, có        nhiệm vụ hồi sức cấp cứu sơ sinh, được bố trí cạnh khoa sản nhằm đáp ứng các dịch vụ chăm sóc đặc biệt, xử trí tất cả các trẻ sơ sinh tại khoa sản cần phải can thiệp sớm, những bệnh Nhi dưới 30 ngày tuổi và các trường hợp tuyến dưới chuyển đến, ví dụ : hồi sức ngay sau sinh, thông khí nhân tạo cho các bệnh nhi dưới 30 tuần tuổi cần thở máy trong một thời gian nhất định, những ca chăm sóc phức tạp, trẻ đẻ non, để yếu,triển khai kỹ thuật bơm Sulfactant điều trị bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non yếu cân nặng thấp, thở máy kiểm soát xâm nhập, cấp cứu chống shock, điều trị nuôi dưỡng thành công được một số casinh non cân nặng rất thấp khoảng 1000g đến 1200g….. Phối hợp với các khoa khác trong khu nhà B, khoa khám bệnh hồi sức bệnh nhi trong một số trường hợp đặc biệt ; tham mưu cho BGĐ BV, trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức, triển khai, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc chuyên ngành sơ sinh như (Cấp cứu - Khám, chữa bệnh; Đào tạo cán bộ Y tế; Nghiên cứu khoa học về Y học; Chỉ đạo tuyến; phòng bệnh; hợp tác quốc tế; Quản lý kinh tế Y tế…).

2.2. Nhân lực và quy mô giường bệnh

Nhân lực:

Đơn nguyên sơ sinh gồm 04 bác sĩ, 08 điều dưỡng và 01 hộ lý. Bác sĩ và điều dưỡng trong đơn nguyên sơ sinh được đào tạo về chương trình cấp cứu hồi sức sơ sinh toàn diện; các chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh; sử dụng các trang thiết bị và kỹ thuật chuyên sâu theo nhu cầu cung cấp dịch vụ và nhu cầu phát triển của bệnh viện và cập nhật Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sơ sinh.. Tỉ lệ bác sĩ/ điều dưỡng: ½, tỉ lệ điều dưỡng/ số giường bệnh: 8/35.

+ Bác sĩ: 04

+ Điều dưỡng: 08

+ Hộ lý: 01

Quy mô giường bệnh:

 Số giường kế hoạch được giao là 18 giường.

Số giường thực kê là 35

Trong đó 15 giường cấp cứu

2.3. Chức năng nhiệm vụ:

Thực hiện hoạt động tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhi sơ sinh , chuyển bệnh nhân nặng lên tuyến trên.

Thực hiện  tốt quy chế chuyên môn, quy chế bệnh viện, 12 điều y đức, 10 điều dược đức, sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong hoạt động khám chữa bệnh.

Đảm bảo trực đúng quy chế, sẵn sàng cấp cứu người bệnh, xử trí kịp thời mọi diễn biến của người bệnh, chăm sóc phục vụ người bệnh tận tình, chu đáo.

Triển khai kỹ thuật mới trong khám và điều trị bệnh nhi, giúp các bệnh nhi ra viện khỏe mạnh.

Tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoài ra còn tham gia đầy đủ các buổi hội thảo do Sở y tế, Trung ương tổ chức. Đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học phục vụ khám bệnh, chữa bệnh

Phối hợp công tác trong và ngoài viện: Thường xuyên phối hợp với các khoa phòng khác trong bệnh viện trong cấp cứu và điều trị và chăm sóc cho bệnh nhi,  hỗ trợ tuyến dưới khi có những ca bệnh cấp cứu, bệnh nặng.

Phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.  Thường xuyên phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe, Tham gia phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

Tập thể  khoa luôn đoàn kết, khắc phục vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hướng dẫn học sinh thực tập cho các khóa học viên Cao đẳng Y tế và trung cấp Y, giúp các học viên được trang bị một lượng kiến thức thực tế lâm sàng trước khi ra trường

Trang thiết bị:

  • 07 buồng bệnh với 18 giường
  • Máy điều hòa nhiệt độ 2 chiều
  • Bơm tiêm điện tự động và dây nối, bơm truyền dịch
  • Bàn sưởi điện
  • Máy hút áp lực âm  hút đờm, găng sạch
  • Monitor theo dõi , Máy đo độ bão hòa oxygen qua da
  • Lồng ấp và đèn chiếu vàng da, đèn soi ven
  • Máy thở,  Máy thở áp lực dương liên tục (CPAP).
  • Bóng bóp và mặt nạ các cỡ, bộ đặt nội khí quản
  • Tủ thuốc cấp cứu và dịch truyền
  • Hệ thống thở oxygen: bộ trộn oxygen - khí trời.
  • Máy đo độ bão hòa oxygen qua da
  • Máy đo đường huyết tại giường.
  • Đồ vải sạch dùng cho sơ sinh.
  • Bình/túi oxygen đủ dùng trong quá trình chuyển.
  • Ống nghe; nhiệt kế, máy hút đờm/nhớt.
  • Bàn làm rốn và hồi sức sơ sinh.
  • Cân trẻ sơ sinh 
  • Nhiệt kế.
  • Ống thông dạ dày, ống thông hậu môn.
  • Băng dính, băng cuộn.

3. Hoạt động chuyên môn:

 A. Khám chữa bệnh:

Tiếp nhận, tư vấn , khám và điều trị bệnh nhi sơ sinh từ 01 tháng tuổi trở xuống của tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh trong khu vực. Thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu ngay sau đẻ và trong giai đoạn sơ sinh. Hồi sức sơ sinh cơ bản và nâng cao. Điều trị các bệnh lý sơ sinh theo Hướng dẫn Quốc gia. Tổ chức chuyển tuyến an toàn. Hướng dẫn và hỗ trợ tuyến xã về chuyên môn kỹ thuật. Thực hiện các nội dung khác về chăm sóc sơ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

Không ngừng ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị, điều trị theo đúng Phác đồ của Bộ Y tế và chuyên ngành Nhi khoa.

Thực hiện điều trị cấp cứu chuyên sâu về nhi khoa và sơ sinh, tiếp nhận bệnh nhân nặng tuyến cuối của các bệnh viện trong Tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh trong khu vực.

Thực hiện tốt công tác không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng bệnh viện, công tác 5 S “Sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Bệnh nhi cấp cứu sẵn sàng ngày đêm”. Công tác không ngừng đổi mới phong cách để tiến tới hài lòng người bệnh. Thực hiện tốt, đúng và đầy đủ các quy định về Bảo hiểm Y tế cho người bệnh. Thực hiện an toàn người bệnh và cán bộ y tế, phòng chống các sự cố rủi ro. Không ngừng cải tiến qui trình kỹ thuật, qui trình chuyên môn, cập nhật phác đồ điều trị.

B. Nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật mới trong hồi sức cấp cứu, trong điều trị sơ sinh và các chuyên khoa khác trong Nhi khoa.

Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trong công tác CSSK ban đầu.

Phối hợp với Sở y tế  để củng cố mạng lưới Cấp cứu Nhi cũng như Chăm sóc và Hồi sức Sơ sinh trong toàn tỉnh theo yêu cầu.

Liên hệ mật thiết với Bệnh viện Nhi Trung ương, các bệnh viện Nhi đầu ngành, hợp tác nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nhi khoa.

C. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật :

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán điều trị. Tiếp tục thực hiện các khóa huấn luyện nâng cao thực hành kỹ năng lâm sàng cho các bác sĩ Nhi khoa các tuyến huyện.

Kết hợp các bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình và kế hoạch CSSK ban đầu trong khu vực.

Hợp tác với Bệnh viện Nhi Trung ương mở các khóa huấn luyện Cấp cứu Nhi khoa nâng cao.

D. Phòng bệnh:

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, người nhà bệnh nhi sơ sinh thực hiện phòng chống dịch bệnh.

Tham gia các buổi tập huấn phòng chống dịch bệnh của sở y tế, hội thảo khoa học trực tuyến của bệnh viện tuyến trung ương tổ chức.

Phối hợp các cơ sở y tế thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

Tổ chức các hoạt động phối hợp với Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh Bắc Kạn về chăm khỏe ban đầu và phòng chống suy sinh dưỡng trẻ em.

Tham gia tư vấn giáo dục sức khỏe với Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Bắc Kạn.

E. Hợp tác quốc tế:

Từng bước triển khai quan hệ Hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế đang có quan hệ hợp tác về đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, giúp đỡ trang thiết bị, tham gia các dự án về CSSK trẻ em trong cộng đồng và bệnh viện.

F. Hoạt động khác:

Công tác Đảng, đoàn thể theo kế hoạch và sự chỉ đạo của bệnh viện.

Các hoạt động của bệnh viện, sự phối hợp với các khoa phòng, trung tâm trong toàn bệnh viện.

Công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống tham ô lãng phí, thực hành tiết kiệm, hạch toán bệnh viện, công tác an ninh, dân quân tự vệ …

Tham gia các hoạt động từ thiện.

3. Phương hướng hoạt động:

Tiếp tục phát triển  Đơn nguyên sơ sinh về mọi mặt: mở rộng cơ sở; đào tạo, tìm kiếm, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển kỹ thuật mới và phát triển chuyên sâu các kỹ thuật đã triển khai

Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, tiếp nhận và điều trị thành công nhiều trẻ sơ sinh suy hô hấp, non tháng, nhiễm khuẩn

Tiếp tục phối hợp và nâng cấp hợp tác giữa các chuyên khoa nhằm nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân: Hợp tác Sản – Nhi……..

Tham gia tốt công tác đào tạo chỉ đạo tuyến nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng của nhân viên y tế cơ sở, qua đó góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương.

Tham gia các buổi sinh hoạt khoa học, hội thảo, đào tạo lại cho nhân viên trong khoa nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng khám chữa bệnh cũng như trong giao tiếp.

Tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học, tham gia các hội nghị, hội thảo.

Phát triển mạnh hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo cán bộ.

Sẵn sàng tham gia phòng chống dịch bệnh, thiên tai…..

Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của đoàn, đảng, cơ quan đơn vị tổ chức. Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.