1. Giới thiệu chung

Tên khoa: KHOA TRUYỀN NHIỄM

Điện thoại: 02093878142

Địa điểm làm việc: Tầng 4 nhà C- Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, tổ 12, phường Nguyễn Thị Minh Khai, tp Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Lãnh đạo hiện nay: BSCKI Hoàng Thị Đường

 

Trưởng khoa: BSCKI Hoàng Thị Đường

 

Tập thể cán bộ khoa

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

 Thủ thuật chọc dịch não tủy
Triển khai công tác phòng chống dịch Covid 19
Thăm khám bệnh nhân
Tổ điều trị tại khu cách ly Covid 19

 

2. Cơ cấu tổ chức khoa

2.1. Sơ lược quá trình thành lập và phát triển

Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được thành lập từ những ngày đầu tiên khi thành lập Bệnh viện B Bắc Thái (04/02/1997). Từ những năm đầu tiên khoa còn rất nhỏ bé, mô hình bệnh tật đơn giản, cơ sở vật chất rất thiếu thốn, cả trang phục y tế cũng như quần áo bảo hộ, dụng cụ và phòng cách ly, phòng điều trị người bệnh chưa được đầy đủ. Song khoa đã từng bước phát triển đến nay đã 23 năm. Trải qua những thăng trầm cùng với Bệnh viện đã có những bước phát triển nhất định.

 Khoa Truyền Nhiễm điều trị các bệnh bản chất là nhiễm khuẩn, các mầm bệnh gây nhiễm khuẩn gồm: Vi rus, vi khuẩn, ký sinh trùng (đơn bào, nấm, giun sna và côn trùng, tiết túc).. Mô hình bệnh tật của khoa ngày càng đa dạng và phong phú, khoa tập trung vào điều trị các bệnh lý nhiều bệnh mới nổi và tái nổi, mức độ nguy hiểm và nhiều biến chứng hơn, hàng năm đều có những ca bệnh sốt xuất huyết, thủy đậu, quai bị, bệnh tay chân miệng, viêm gan vius, xơ gan, nhiễm khuẩn huyết.. diễn biến phức tạp có những đợt bùng phát, bệnh nhân đến với nhiều biểu hiện nặng. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật,trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, tập thể khoa đã điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng: Nhiễm khuẩn huyết nặng, xơ gan nặng, suy gan, viêm não, viêm màng não(do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) và nhiễm trùng cơ hội nặng ở bệnh nhân HIV/AIDS,  các bệnh nhiễm khuẩn khác ở trên người bệnh có bệnh lý nền: Đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch, hoặc ở cơ địa đặc biệt: phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh hệ thống, miễn dịch... đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc điề trị người bệnh, giúp người bệnh giảm tỷ lệ tử vong, điều trị tốt các biến chứng nặng.

Hàng năm khoa đều cử viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn: Hiện tại khoa có 01 bác sỹ học chuyên khoa II tại Đại học Y Hà Nội, tham gia tập huấn cập nhật kến thức mới các lớp: Chẩn đoán điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, Chẩn đoán điều trị, quản lý bệnh nhân viêm gan virut B, C mạn tính do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tập huấn và chuyển giao, các lớp: Tập huấn thông thư 51, tập huấn An toàn người bệnh, Các hoạt động cảnh giác Dược và an toàn thuốc cho cán bộ Y tế, tham gia hội nghị khoa học hàng năm của chuyên ngành Truyền Nhiễm…

Thực hiện tốt các Quy định của Bệnh viện, Quy trình, Quy chế chuyên môn, 12 điều Y đức, 10 điểu dược đức  của Bộ Y tế ban hành.

Không để xảy ra sai sót trong chuyên môn, tận tình phục vụ người bệnh và nhân dân.

2.2 Nhân lực và quy mô giường bệnh

+ Nhân lực: 09 viên chức: 03 bác sỹ (01 bs CKI), 04 điều dưỡng (trong đó có 02 điều dưỡng hợp đồng), 01 hộ lý.

+ Trình độ: Đại học: 04, sau đại học: 01, cao đẳng: 02, trung cấp: 01.

+ Đảng viên: 03

+ Giường bệnh được giao: 20, thực kê: 32

2.3 Chức năng, nhiệm vụ.

- Trong khám bệnh, chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa.

- Thực hiện các phương pháp không phẫu thuật.

-  Phải được bố trí thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

- Phải đảm bảo các quy định về cách li, chống lây chéo, có buồng bệnh khép kín, có lối đi riêng cho người bệnh vào khoa điều trị không đi qua các khoa khác.

- Có đủ các điều kiện và phương tiện khử khuẩn  đối với người bệnh và người tiếp xúc.

- Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới, tham gia

công tác chống dịch tại cơ sở

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa hàng năm, tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện phòng chống dịch bệnh.

- Khám bệnh, cấp cứu, điều trị người bệnh (theo dõi sát sao mọi diễn biến của người bệnh trong từng giai đoạn bệnh). Thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để chữa bệnh.

- Đảm bảo các điều kiện chống lây nhiễm ngay từ khi người bệnh đến khoa.

- Phát hiện người mắc bệnh truyền  nhiễm có tính chất gây dịch phải báo cáo phòng Kế hoạch Tổng Hợp, Ban giám đốc Bệnh viện và thông báo theo quy định.

- Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Theo dõi, đánh giá báo cáo phơi nhiễm và tai nạn nghề nghiệp

2.4 Trang thiết bị

TT

Tên trang thiết bị

Số lượng

Ghi chú

1

Gường bệnh

32

 

2

Tủ đầu gường

32

 

3

Ghế sắt

29

 

4

Máy Mornitor

01

 

5

Bộ đặt nội khí quản

01

 

6

Bình làm ẩm oxy

02

 

7

Máy Spo2

01

 

3. Hoạt động chuyên môn:

 Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của khoa: tập trung nâng cao năng lực chẩn đoán và  chăm sóc điều trị người bệnh, triển khai các thăm dò cận lâm sàng chuyên sâu: Cấy máu, cấy dịch..

Tham mưu cho lãnh đạo tiếp tục đưa các sinh phẩm để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu: Các huyết thanh chẩn đoán nhiễm trùng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, các thăm dò chức năng khác..

Tham mưu xây dựng kế hoạch và trực tiếp tham gia thực hiện công tác phòng chống dịch.

Tham gia đào tạo và chỉ đạo tuyến.

Tiếp tục thu dung quản lý điều trị bệnh nhân viêm gan C và điều trị kháng vi rus cho bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính  tại phòng khám ngoại trú. Khoa Truyền nhiễm hiện đang đảm nhận phòng khám ngoại trú điều trị Viêm gan B và HIV 1 tháng khoảng 100 bệnh nhân đến khám,xét nghiệm, cấp thuốc.

4. Phương hướng hoạt động:

Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch giao

Tiếp tục duy trì và phát triển tốt phòng khám truyền nhiễm.