1. Giới thiệu chung

Tên khoa: Khoa huyết học - truyền máu

Điện thoại: 0209.3.812.039

Địa chỉ: Tầng 3, Nhà B, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

Lãnh đạo hiện nay: Trưởng khoa: Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Thị Loan

 

Trưởng khoa: Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Thị Loan
Tập thể cán bộ nhân viên khoa Huyết học – Truyền máu

 

Một số hình ảnh hoạt động

Một buổi giao ban của Khoa
Hiến máu tình nguyện ngày giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid 19
Công đoạn tách các thành phần máu
Khoa Huyết học – Truyền máu trong một buổi hội ý kết quả trên phần mềm

2. Cơ cấu tổ chức

5. Cơ cấu tổ chức:

5.1. Sơ lược quá trình phát triển:

* Sự hình thành:

Khoa Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn được thành lập từ tháng 1 năm 2017. Tiền thân từ khoa xét nghiệm chung (gồm Huyết học – Truyền máu, Sinh hóa và Vi sinh), qua 4 năm hình thành và phát triển, khoa đã trở thành một trong những khoa tương đối hoàn chỉnh trong bệnh viện. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của khoa là công tác xét nghiệm huyết học, đông máu, miễn dịch di truyền sinh học phân tử, sản xuất chế phẩm máu và phát máu an toàn nhằm đáp ứng được những yêu cầu về chẩn đoán, theo dõi, điều trị và tiên lượng bệnh của các khoa lâm sàng, đồng thời tiếp nhận và cung cấp máu cho bệnh viện và các trung tâm y tế tuyến huyện trong toàn tỉnh.

* Cơ cấu tổ chức: Khoa Huyết học –Truyền máu gồm các bộ phận chức năng sau:

- Bộ phận lấy máu bệnh nhân đến xét nghiệm.

- Bộ phận nhận mẫu bệnh phẩm từ các khoa lâm sàng chuyển đến.

- Bộ phận xét nghiệm tế bào học, nhóm máu, đông máu

- Bộ phận xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây qua đường truyền máu: HIV, HBV, HCV, Giang mai.

- Bộ phận tách thành phần máu.

- Bộ phận làm các xét nghiệm phát máu an toàn.

- Bộ phận lấy máu tình nguyện từ người hiến máu.

- Bộ phận Lưu trữ máu và các chế phẩm máu.

- Một số bộ phận chức năng khác.

Tất cả các bộ phận đều được trang bị hệ thống điều hòa.

5.2. Nhân lực:

Số lượng CBVC hiện tại của khoa có 11 cán bộ, trong đó:

- Thạc sĩ chuyên ngành Huyết học – Truyền máu: 01

- Bác sỹ chuyên khoa định hướng Huyết học – Truyền máu: 02

- Cử nhân xét nghiệm: 05

- KTV xét nghiệm: 03 (trong đó có 01 đang học cao đẳng xét nghiệm).

Nhân lực của khoa đã được đào tạo thêm về nhiều lĩnh vực Huyết học, truyền máu, đông máu, huyết học di truyền, huyết học lâm sàng, sinh học phân tử...Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên trong khoa luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, làm việc tự giác, năng nổ, nhiệt tình, phát huy năng lực sáng tạo, sắp xếp công việc khoa học; mọi lúc mọi nơi luôn học hỏi để nâng cao tay nghề, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, qui chế chuyên môn, quy chế bệnh viện; Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Ban giám đốc Bệnh viện, cùng sự kết hợp giữa các khoa phòng, toàn bộ nhân viên khoa Huyết học - Truyền máu đang tích cực thực hiện phong trào thi đua góp phần xây dựng Bệnh viện ngày càng vững mạnh toàn diện về mọi mặt, xứng đáng với lòng tin cậy của nhân dân.

5.3. Chức năng, nhiệm vụ của khoa HHTM:

* Chức năng:

Khoa Huyết học Truyền máu thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn là bệnh viện hạng II tuyến tỉnh, có chức năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về chuyên khoa Huyết học – Truyền máu phục vụ công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo và tham gia chỉ đạo tuyến của bệnh viện.

* Nhiệm vụ:

Tổ chức thực hiện hội chẩn, tham gia ý kiến điều trị các bệnh nhân liên quan chuyên ngành huyết học – truyền máu

Tổ chức triển khai và thực hiện các xét nghiệm thuộc chuyên ngành Huyết học – Truyền máu – Miễn dịch – Di truyền sinh học phân tử phục vụ khám, cấp cứu và điều trị trong toàn bệnh viện.

Tổ chức thực hiện công tác dự trù, bảo quản, cấp phát máu và chế phẩm máu an toàn, kịp thời phục vụ cấp cứu và điều trị bệnh nhân toàn bệnh viện.

Tổ chức triển khai, thực hiện nghiên cứu khoa học

Tổ chức triển khai, thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại về lĩnh vực Huyết học – Truyền máu theo yêu cầu của bệnh viện.

Tham mưu đề xuất, tư vấn cho giám đốc bệnh viện và các phòng chức năng về các hoạt động liên quan Huyết học – Truyền máu nhằm tăng cường hiệu quả, an toàn, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh.

Tổ chức quản lý nhân lực, trang thiết bị, an ninh, an toàn lao động theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bệnh viện phân công và theo quy định của pháp luật.

5.4. Trang thiết bị hiện có:

- Máy XN Huyết học tự động: DxH 600 Beckman Coulter, XS 800i, PCE 210

- Máy XN Đông máu tự động: ACL-Elite pro, RAC-050

- Máy phân tích tiểu cầu tự động Chrono-log

- Máy lắc bảo quản tiểu cầu

- Máy đo tốc độ máu lắng tự động

- Máy định nhóm máu và phát máu tự động Wadiana.

- Hệ thống ELISA sàng lọc máu tự động

- Máy điện di huyết sắc tố

- Máy ly tâm túi máu, ống máu.

- Kính hiển vi quang học nhiều loại

- Hệ thống dây truyền lạnh hiện đại đảm bảo tốt công tác bảo quản chế phẩm máu và hóa chất.

- Hệ thống máy tính có cấu hình cao kết nối toàn viện.

- Các thiết bị phụ trợ khác.

6. Hoạt động chuyên môn:

* Những công việc nổi bật mà khoa đã triển khai thực hiện:

- Cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, khoa đã và đang triển khai các kỹ thuật cơ bản và chuyên sâu thuộc chuyên ngành Huyết học – Truyền máu - Miễn dịch – Di truyền – Sinh học phân tử giúp chẩn đoán các bệnh về máu, hệ thống tạo máu và giúp theo dõi điều trị, tiên lượng bệnh.

- Triển khai hiệu quả công tác an toàn truyền máu theo quy định của Bộ y tế, mỗi năm phát trên 3000 đơn vị máu an toàn.

- Tham gia nội kiểm, ngoại kiểm xét nghiệm Huyết học, đông máu, sàng lọc máu nâng cao độ chính xác và tin cậy trước khi trả kết quả cho người bệnh.

- Từng bước thực hiện nâng cao chuyên môn và quản lý chất lượng trong khoa.

- Chuyển giao kỹ thuật và đào tạo, đào tạo lại cho tuyến dưới về lĩnh vực Huyết học – Truyền máu đặc biệt là phát máu an toàn.

* Ứng dụng kĩ thuật mới:

Khoa Huyết học truyền máu luôn tăng cường học tập và cập nhật các ứng dụng kiến thức mới trong kỹ thuật xét nghiệm để phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn. Cụ thể:

- Thực hiện lấy máu, sàng lọc và tách các thành phần máu tạo ra các chế phẩm máu an toàn phục vụ cho nhu cầu của người bệnh. Giúp các bác sĩ lâm sàng triển khai thêm các kỹ thuật chuyên sâu như chạy thận nhân tạo, lọc máu thay huyết tương, các phẫu thuật lớn, các ca chấn thương mất nhiều máu …

- Rửa hồng cầu bằng máy ly tâm lạnh

- Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch phát máu trong môi trường nước muối ở điều kiện 22°C và trong môi trường có sử dụng kháng globulin người bằng kỹ thuật Gelcard trên máy tự động.

- Thực hiện thủ thuật rút máu điều trị cho bệnh nhân đa hồng cầu.

* Công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học:

- Thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ tuyến dưới, hướng dẫn và giảng dạy cho các lớp KTV trình độ cử nhân, cao đẳng hay trung cấp của các trường về thực tế tốt nghiệp.

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành hay có liên quan trên lâm sàng cấp cơ sở hay cấp Sở có giá trị thực tiễn.

* Các công tác khác

Tham gia tất cả các hoạt động Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Hội CTĐ..., các cuộc vận động đóng góp vì người nghèo, Nối vòng tay nhân ái, Mái ấm công đoàn...

7. Phương hướng hoạt động:

- Củng cố, hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình kỹ thuật chuyên môn và quy trình quản lý hành chính.

- Triển khai ứng dụng các kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán; cải tiến chất lượng dịch vụ xét nghiệm, dịch vụ khám chữa bệnh, chẩn đoán sớm các bệnh về máu, ...

- Lĩnh vực Truyền máu: Cung cấp các chế phẩm máu với mức độ an toàn cao nhất có thể, hạn chế các nguy cơ rủi ro cho người bệnh và cho nhân viên y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong truyền máu.

- Chất lượng xét nghiệm: Tiến hành nội kiểm, ngoại kiểm định kỳ và thường xuyên nhằm đem lại kết quả xét nghiệm chính xác. Đề xuất nâng cấp trang thiết bị hiện đại hơn, nhanh hơn và công suất lớn hơn, hoàn thiện dần theo ISO 15189.

 - Nâng cao thái độ, tinh thần phục vụ người bệnh.

- Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, tâm huyết trong công việc, tập trung phát triển chuyên khoa sâu, các mũi nhọn kỹ thuật cao (sinh học phân tử, di truyền...) đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.

- Xác định các mục tiêu kinh tế y tế để hướng đến cơ chế tự chủ.

- Triển khai đơn nguyên Huyết học – Truyền máu lâm sàng (bệnh máu) giai đoạn 2020 - 2025.