1. Giới thiệu chung
Tên khoa: Khoa Cấp cứu
Điện thoại: 02093878149
Địa chỉ: Tầng 1 – Nhà A – Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn
Lãnh đạo hiện nay: Bác sỹ CKI Lương Văn Huế - Trưởng khoa
Tập thể cán bộ viên chức Khoa Hồi sức cấp cứu
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
Đội ngũ Y, Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân
2. Cơ cấu tổ chức:
Khoa Cấp cứu là khoa lâm sàng trực thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Là đơn vị thường trực cấp cứu 24/24 giờ với tất cả bệnh nhân tự đến và tuyến dưới chuyển đến cấp cứu. Mỗi ngày tiếp nhận trung bình 50 – 120 bệnh nhân thuộc các chuyên khoa khác nhau, đảm bảo cấp cứu kịp thời và hiệu quả. Cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng đáp ứng cấp cứu hàng loạt, cấp cứu trong tình huống thảm họa.
2.1. Sơ lược quá trình phát triển:
Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được thành lập từ 01/10/2008 trên cơ sở chia tách từ khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Dưới sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc, cùng với sự quản lý tốt, sự phối kết hợp tốt của các khoa phòng trong Bệnh viện, khoa Cấp cứu đã có sự trưởng thành và ngày càng phát triển đem lại nhiều niềm tin, uy tín cho khoa phòng và bệnh viện.
2.2. Nhân lực và quy mô giường bệnh:
* Nhân lực: Tổng số cán bộ của khoa gồm có 17 cán bộ viên chức (14 cán bộ chính thức, 03 cán bộ hợp đồng)
- 02 Bác sĩ chuyên khoa I (01 đang học CK II)
- 04 Bác sĩ đa khoa ( 01 Bác sĩ CK định hướng HSCC)
- 01 Cử nhân điều dưỡng
- 04 Điều dưỡng cao đẳng
- 05 Điều dưỡng trung cấp ( 04 đang học đại học)
- 01 Hộ lý
* Khoa Cấp cứu gồm 2 bộ phận: Phòng khám cấp cứu ( tại tầng 1 khu nhà A)– là khu vực tiếp nhận và phân loại bệnh nhân và khu điều trị: quy mô giường bệnh khu điều trị: được giao 25 giường kế hoạch, thực kê 33 giường.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ:
a) Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện.
b) Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu cho đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch sau đó chuyển người bệnh đến các chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép hoặc cho ra viện tại khoa.
c) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện.
d) Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Điều trị tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện.
e) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.
g) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.
2.4. Trang thiết bị:
Khoa được hỗ trợ cung cấp đủ thuốc và dụng cụ đầy đủ dùng trong cấp cứu như: máy thở, máy thở di động, máy sốc điện, máy điện tim, máy monitor theo dõi, máy hút dịch, máy khí máu cầm tay, máy đo đường huyết, bơm tiêm điện, máy truyền dịch,… Cùng với các phòng chức năng giúp tổ chức quy trình cấp cứu từ tiếp nhận – thăm khám – xử trí cấp cứu – cận lâm sàng được thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu thời gian trong chẩn đoán, giúp điều trị cấp cứu nhanh cho người bệnh.
3. Phương hướng hoạt động:
- Tăng cường giáo dục tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, cách ứng xử cho cán bộ viên chức. Cách ứng xử và đối phó khi có bạo lực xảy ra.
- Xây dựng khoa Cấp cứu có đủ năng lực thực hiện mọi cấp cứu được chuyển tới bệnh viện và các cấp cứu đặc biệt. Phát triển khoa học công nghệ và các kĩ thuật cấp cứu tiên tiến. Xây dựng phác đồ cấp cứu, quy trình kĩ thuật cập nhật hàng năm.
- Duy trì sinh hoạt chuyên môn, tham gia vào các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên.